Ăn r;ượu nếp Tết Đoan Ngọ, th;ổi nồng đ;ộ c;ồn có lên không?

 

Ăn r;ượu nếp Tết Đoan Ngọ, th;ổi nồng đ;ộ c;ồn có lên không?

Rượu nếp là món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ, thế nhưng không ít người băn khoăn liệu khi ăn rượu nếp có bị x;ử ph;ạt liên quan đến nồng độ c;ồn.

Tết Đoan Ngọ (5-5 Âm lịch) từ lâu trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt. Theo quan niệm, việc ăn trái cây và r;ượu nếp vào ngày 5-5 âm lịch là cách để diệt trừ sâu bọ.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo việc ăn r;ượu nếp sẽ khiến cho trong người có nồng độ cồn.

Sau khi ăn rượu nếp bao nhiêu lâu mới có thể lái xe mà không lo bị phạt nồng độ cồn

Rượu nếp có chứa cồn hay không?

Theo các chuyên gia, rượu nếp lên men tự nhiên là thực phẩm có chứa cồn. Do đó, nếu điều khiển phương tiện ngay sau khi ăn rượu nếp thì chắc chắn sẽ "dính" lỗi nồng độ cồn.

Vậy sau khi ăn rượu nếp bao nhiêu lâu mới có thể lái xe mà không lo bị phạt nồng độ cồn?

Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp, vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, còn rượu ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.

Tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc nhiều yếu tố: Ăn uống lúc no hay đói, tuổi tác, giới tính, di truyền, cân nặng của người uống… Nhưng càng ăn nhiều rượu nếp thì nồng độ cồn trong cơ thể càng cao.

Ngoài ra, nồng độ cồn còn phụ thuộc vào cơ thể, tình trạng bệnh lý của từng người.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 g cồn tương ứng với: 1 chén rượu mạnh 40 độ (30 ml); 1 ly rượu vang 13,5 độ (100 ml); 1 vại bia hơi (330 ml); hoặc 3/4 chai (lon) bia 5% (330 ml).

Đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường, sau 1 giờ, gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn. Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất thêm 1-2 giờ nữa.

Những người có chức năng g;an suy yếu hay có cơ thể chuyển hóa chậm hơn sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong máu, sau 12-24 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở, sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu, và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Do đó, ngoài việc sử dụng rượu nếp ra người dân cũng cần lưu lý nếu có sử dụng rượu bia trong ngày này thì không nên điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Hiện nay, cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn dựa trên phương pháp đo bằng ống thở. Như vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, ít nhất 24 giờ sau khi uống rượu bia hoặc sử dụng thực phẩm chứa cồn hãy lái xe.

Với trường hợp nạp ít cồn vào cơ thể, như ăn một bát nhỏ rượu nếp hoặc uống vài chai bia thì cần tối thiểu 12 giờ để cơ thể đào thải cồn.

Mức x;ử ph;ạt vi phạm nồng độ c;ồn thế nào?

Tùy vào phương tiện mà cá nhân điều khiển và nồng độ cồn trong người mà mức xử phạt của mỗi cá nhân sẽ khác nhau.

Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

Đối với xe máy:

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 l khí thở: Người vi phạm bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6).

Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 l khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6).

CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Mức phạt nồng độ c;ồn với ôtô:

Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 l khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 l khí thở. Người vi phạm bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5). Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).

Ngoài mức phạt tiền trên, người vi phạm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung, trừ xe đạp.

Bài đăng phổ biến

Nói dối vợ đi công tác nhưng thực ra là đưa bồ đi du lịch, đêm đó đang ‘tập thể dục’ h-ừ-ng h-ự-c thì vợ cứ gọi nheo nhéo hàng chục cuộc…

“Coп пҺậп lươпg cҺưa? CҺo mẹ vàι trăm mua gạo” và cȃu trả lờι của coп gáι kҺιếп aι cũпg sṓc

Mỗi tháng thu nhập của tôi không dưới 30 triệu, nhưng vì là đàn ông không cần tiêu nhiều nên tôi chỉ giữ lại vài triệu còn lại đưa cho vợ t:ất

4 ‘chỗ hiểm’ đàn bà khôn ngoan cấm tiệt đàn ông ‘sờ’ vào, kể cả chồng

Tôi nói dối vợ đi công tác cả tuần, thực ra là chăm b/ồ đ/ẻ con trai trong viện. Ngày mẹ con cô ấy xuất viện, tôi mới chạy qua nhà thì giật mình thấy cả đống người đang nhốn nháo trong sân

Nữ diễn viên buồn lấy kim cương ra đếm đã “bị b;ắ.t vì rửa t;iền cho đại gia”? Sự thật khiến khán giả rù;ng mì;nh

Những người пàყ tuyệ t đṓ i đừng ăn THỊT VỊT dù thèm đḗn mấy

Bιết vợ vừa Ьị UT cổ t-ử c-u-пg kҺȏпg còп kҺả пăпg maпg Ь-ầ-u

Đình Triệu người hùng mới của tỉnh Thái Bình mang chức vô địch về nhưng không dám mở tiệc ăn mừng vì s-ợ một thứ ở quê nhà…