Trong củ nghệ có ba hợp chất thực vật tự nhiên là curcumin, demethoxycurcumin và bisdemothoxycurcumin, được gọi chung là các curcuminoid.
Dưới đây là phân tích về thành phần dinh dưỡng của củ nghệ, những lợi ích sức khỏe và nguy cơ tiềm ẩn từ việc ăn nghệ.
Giá trị dinh dưỡng của củ nghệ
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA (Mỹ), một thìa canh bột nghệ có chứa 29 calo, 0,9g protein, 0,3g chất béo và 6,3g carbohydrat (bao gồm 2g chất xơ và 0,3g đường).
Phần bột nghệ bằng 1 thìa canh này cũng cung cấp 26% nhu cầu mangan hàng ngày, 16% nhu cầu sắt, 5% kali và 3% vitamin C.
Những lợi ích đối với sức khỏe của nghệ đến từ chất curcumin. Curcumin cũng là chất mang lại cho nghệ mùi vị thơm nồng và hơi đắng rất đặc biệt.Đối với tiêu hóa
Curcumin giúp cải thiện tiêu hóa nhờ kích thích túi mật sản sinh mật.Một nghiên cứu mù đôi có đối chứng cho thấy nghệ làm giảm chướng bụng đầy hơi ở những người mắc chứng khó tiêu.
Ủy ban E của Đức, một cơ quan chuyên xác định những thảo dược nào là an toàn để kê đơn tại Đức, đã cho phép sử dụng nghệ để điều trị các vấn đề về tiêu hóa.
Chống viêm
Curcumin làm giảm 2 enzym trong cơ thể gây viêm, cho thấy ăn nghệ sẽ giúp điều trị nhiều tình trạng viêm.
Curcumin tỏ ra có triển vọng là một thuốc chống viêm tự nhiên và hiện đang trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và 3.
Curcumin cũng đã được chứng minh là có hiệu quả đối với các bệnh viêm ở ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Trong nhiều nghiên cứu, những người bị viêm ở ruột được bổ sung curcumin đã giảm triệu chứng.
Sức khỏe tim mạch
Nghệ đã được chứng minh là có tác dụng ngăn tiểu cầu kết tập, giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Nghiên cứu ban đầu cho thấy nghệ có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Trong nghiên cứu trên động vật, tinh chất nghệ làm giảm cholesterol LDL (xấu) và ngăn ngừa sự tích lũy chất này.
ó bằng chứng sơ bộ cho thấy nghệ có thể hữu ích trong phòng chống ung thư nhờ các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Các nghiên cứu dịch tễ học đã xác định viêm là một yếu tố nguy cơ chính gây ung thư. Cần có thêm những nghiên cứu trong lĩnh vực này.Curcumin cũng được thấy là có tác dụng giảm nhẹ hoặc giảm một số triệu chứng ung thư thứ phát như giảm cảm giác về mùi, ngứa, kích thước tổn thương và đau.
Sức khỏe não bộ
Tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và tác dụng đối với hệ tuần hoàn nghệ đều hữu ích trong phòng ngừa và điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm những bệnh như Alzheimer, bệnh Parkinson và xơ cứng rải rác.
Trong một nghiên cứu quần thể lớn gồm hơn 1.000 bệnh nhân cao tuổi bị sa sút trí tuệ, mất trí nhớ, những người ăn cà ri nhiều bột nghệ thường xuyên, rất thường xuyên hoặc thỉnh thoảng có điểm số đánh giá chức năng nhận thức tốt hơn đáng kểso với những người rất ít khi ăn cà ri.
Stress oxy hóa và phản ứng viêm là những yếu tố chính trong sự xuất hiện và phát triển của bệnh tiểu đường týp 2. Curcumin có vẻ tác động đến bệnh tiểu đường nhờ kích thích tuyến tụy sản xuất và tiết insulin.Một số nghiên cứu đã thấy rằng curcumin có thể giúp điều hòa chuyển hóa glucose và lipid trong bệnh tiểu đường týp 2 . Trong một nghiên cứu, 240 đối tượng tiền tiểu đường được bổ sung 250mg curcumin hoặc giả dược hai lần mỗi ngày trong 9 tháng, kết quả là những người được bổ sung curcumin ít tiến triển thành tiểu đường toàn phát hơn.
ử dụng nghệ làm gia vị trong thức ăn được xem là an toàn; Tuy nhiên, các chế phẩm bổ sung chứa nghệ có thể không có những tác dụng như quảng cáo.Sử dụng nghệ với liều lớn dài ngày gây kích ứng và loét dạ dày trong những trường hợp rất nặng. Những người bị tắc đường mật hoặc sỏi mật nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nghệ. Không nên uống nghệ cùng với các thuốc làm giảm acid dạ dày.
Nghệ có thể làm giảm đường huyết. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm bổ sung từ nghệ vì chúng có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng các chế phẩm bổ sung từ nghệ.
Do nghệ có thể tác động như một chất chống đông máu, không nên ăn/uống chế phầm bổ sung từ nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật, cũng như không sử dụng cùng với các thuốc chống đông máu.
Cẩm Tú