Mặc dù là một loại thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền từ hàng trăm năm về trước. Tuy nhiên, việc dùng Cỏ lào sai cách hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc tính của cây Cỏ lào cũng như tác dụng, cách dùng, lưu ý, hãy cùng Medigo đọc thêm trong bài viết dưới đây.
Mô tả cây Cỏ lào
Cây nhỏ, cao 1-2m, mọc thành bụi, phân nhiều cành nằm ngang. Thân tròn, màu rất nhạt, có rãnh và lông nhỏ mịn.
Lá mọc đối, hình gần tam giác, dài 6-9cm, rộng 2-4cm, gốc thuôn vát, đầu nhọn, mép có răng cưa to, vò ra có mùi hăng hắc, hai mặt lá cùng màu có lông mịn, dày hơn mặt dưới, gân chính 3; cuống lá dài 1-2cm.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngù kép, gồm nhiều hoa có mùi thơm, tụ hợp thành hình đầu dài khoảng 1 cm, màu vàng lục, lá bắc xếp thành 3-4 hàng, hơi có lông; tràng hoa loe dần từ gốc. Quả bế hình thoi, 5 cạnh có lông. Mùa hoa quả: tháng 1-3.
Phân bố, thu hoạch và chế biến
Phân bố: Cây có nguồn gốc ở đảo Angti, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng đồi núi khắp nơi. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa. Nó có khả năng tái sinh rất mạnh, cho năng suất cao 20-30 tấn/ha. Tại Việt Nam, cây thường được tìm thấy ở các vùng núi, trung du và ở đồng bằng
Tác dụng của Cỏ lào
Theo y học cổ truyền
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc
Theo y học hiện đại
Tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống độc. Lá, thân và rễ cây đều có tác dụng nhưng lá có tác dụng mạnh nhất.
Kháng vi khuẩn gây mủ trên các vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
Cao chiết với cồn của cả cây cỏ lào trừ rễ có tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin trên hồi tràng cô lập chuột lang. Đã có nghiên cứu xác minh tác dụng cầm máu và làm liền sẹo của loại dược liệu này.
Liều lượng và cách dùng Cỏ lào
Lá Cỏ lào pha dưới dạng xirô từ nước hãm (dùng lá non rửa sạch, vò nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm, sau đó đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hòa với nước pha 900g đường đã đun sôi) dùng chữa lỵ và ỉa chảy
Bài thuốc chữa bệnh từ Cỏ lào
- Phòng côn trùng, đỉa cắn Trước khi đi rừng hoặc xuống ruộng, cắt một cành Cỏ Lào, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, bôi xoa khắp chân, đùi, tay hoặc bất cứ nơi nơi cần phòng tránh côn trùng cắn.
- Chữa máu chảy không ngừng do vắt, đỉa cắnVò nát một nắm Cỏ Lào xát vào vùng chảy máu, máu sẽ được cầm ngay lập tức.
- Chữa xương đau nhứcSử dụng 8 g Cỏ Lào tươi, 12 g Dây đau xương, sao vàng, sắc lấy nước trong ngày.
- Điều trị bệnh tiêu chảy và lỵ trực trùng Sử dụng 12 g Cỏ Lào sắc lấy nước, pha thêm đường, chia thành 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị viêm loét dạ dày Sử dụng 20 g Cỏ Lào, 30 g lá Khôi, 20 g Dạ cảm, 5 g Tam thất nam, sắc láy nước uống hàng ngày.
- Trị tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột Sử dụng 150 g lá Cỏ Lào tươi (lá khô 50 g), hãm nước sôi dùng uống hàng ngày.
- Điều trị viêm đại tràng Dùng Cây Việt Minh 20 g, Bạch truật 25 g, Khô sâm 10 g, sắc lấy nước uống hàng ngày
Lưu ý khi sử dụng Cỏ lào
Cỏ Lào có chứa độc tính nhẹ, do đó, sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc Cỏ Lào bao gồm đau đầu, buồn nôn (nôn), chóng mặt.
Bảo quản Cỏ làoBảo quản nơi khô thoáng
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cỏ lào. Mong rằng những thông tin mà Medigo chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại dược liệu này.
Thu hoạch: có thể thu hái được quanh năm.Chế biến: Cây thường dùng tươi, ngoài ra, có thể phơi khô, bảo quản dùng dần.
Bộ phận sử dụng của Cỏ lào
Toàn cây, chủ yếu là lá.
Thành phần hóa học
Cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.